NHẬN ĐỊNH THỊ TRƯỜNG
Nhận định thị trường trong nước
Mở cửa phiên giao dịch ngày 25/2, sắc xanh đã quay trở lại với
nhiều cổ phiếu trụ cột trên thị trường chứng khoán, trong đó, các cổ phiếu
ngành dầu khí bứt phá nhờ sự tích cực của giá dầu thế giới. PVS +3,7%, PVD
+3,9%, GAS +1,1%. Bên cạnh đó, các cổ phiếu như HPG, SAB, GVR... cũng đua nhau
tăng giá và góp phần đẩy các chỉ số lên trên mốc tham chiếu, trong đó, HVN
+1,4%, HPG +1,3%, SAB +1,4%. Ở chiều ngược lại, một số cổ phiếu lớn khác như
BCM, VCS, VCG hay SHB đều giảm giá nhưng mức giảm không quá mạnh. Đà tăng không
giữ được lâu bởi áp lực bán tăng mạnh trở lại đã đẩy nhiều cổ phiếu lớn lùi xuống
dưới mốc tham chiếu, trong đó, VPB giảm 1,8%, TPB -1,3%, SHB -1,2%, GVR -1,5%,
BCM -1,2%... điều này đang khiến các chỉ số rung lắc mạnh, trong đó, VN-Index đảo
chiều giảm 2,89 điểm. Thị trường đuối dần về cuối phiên sáng, sắc đỏ chiếm ưu
thế trong nhóm VN30 với 20 mã giảm giá, 9 mã tăng giá và 1 mã đứng giá tham chiếu.
Những mã tác động tiêu cực nhất đến chỉ số có VHM, VPB, VNM, MSN, BCM. Chiều
ngược lại, sắc xanh của VIC, PLX, HPG, GAS và VCB đóng vai trò nâng đỡ. Sang
phiên chiều, thị trường có lúc giảm hơn 5 điểm nhưng lực cầu đỡ giá khiến chỉ số
quay đầu thu hẹp đà rơi, diễn biến thị trường lúc này tăng giảm đan xen và liên
tục giằng co bởi sự phân hóa ở các cổ phiếu trụ. Cổ phiếu nhóm dầu khí duy trì
trạng thái tích cực cho đến cuối phiên và đồng loạt đóng cửa trong sắc xanh. Mã
PVS kết phiên ở 22.500 đồng/cp, tăng giá 3,2% so với phiên trước đó. Các mã
tăng trên 1% có BSR, PVD, PLX, PVB, GAS và PVC. Nhóm thép cũng giao dịch tích cực
trong phiên hôm nay, VGS, SMC, TLH đóng cửa trong sắc tím, đều đóng cửa tại mức
giá trần. Trong khi đó, các mã vốn hóa lớn trong ngành tăng giá nhẹ trên 1% như
HPG, NKG, HSG. Cổ phiếu bất động sản phân hóa rõ nét trong phiên hôm nay. Các cổ
phiếu vốn hóa trung bình trong nhóm giao dịch khởi sắc như CSC, NVT, HPX, PWA,
NTL, CCL. Các mã vốn hóa lớn nhóm này lại giao dịch không mấy tích cực như NVL,
PDR, KDH, CII, DXG. Các mã nhóm ngân hàng giao dịch phân hóa trong sáng nay với
các mã tăng giá trên 1% có VBB, ACB, VIB, LPB, MBB. Chiều ngược lại, BID, VPB,
EIB, CTG, SHB đóng cửa dưới mốc tham chiếu. VCB và HDB tăng giá nhẹ. ACB, VIC,
GAS, HPG là những mã tác đông lớn nhất đến đà tăng của VN-Index. Ngược lại,
VNM, MSN, CTG, BCM đóng cửa trong sắc đỏ, kìm hãm đà tăng của chỉ số. Chốt
phiên giao dịch, chỉ số VN-Index tạm dừng ở mốc 1165,43 điểm, tăng nhẹ 3,42 điểm
so với tham chiếu; Chỉ số HNX dừng ở 246,2 điểm, tăng 8,31 điểm so với tham chiếu-
sự tích cực của chỉ số sàn này tới từ mã trụ THD khi mã này tăng hết biên độ,
thêm vào đó PVS +3,2%, VCS +2,3%, DTK +1,7%, PVI +1,9%, MBS +2,7%, SHS +1,5%,
BVS +2,3%, cùng với S99, VGS, CSS, EVS tăng hết biên độ đã giúp chỉ số giữ vững
đà tăng. Dù vậy, trước áp lực rung lắc của thị trường chung thì các mã khác như
SHB chốt phiên vẫn giảm nhẹ 0,6%, IDC -2%, VIF -2,7%, VNR -3,6%, NTP -0,8%, LAS
-3,4%.
Nhìn chung, phiên giao dịch hôm nay chỉ số VN-Index dù mở cửa
tăng điểm nhưng ngay sau đó gặp áp lực bán đã khiến thị trường tiếp tục rung lắc
với biên độ +/- 5 điểm quanh ngưỡng tham thiếu. Về cuối phiên, nhóm mã tỷ trọng
cao như ACB, VIB, MBB, GAS, HPG, VJC, SAB, PLX, MWG, FPT tăng khá tốt, cùng với
việc VIC đảo . Độ rộng thị trường hôm nay lực mua bán khá cân bằng, 220 mã xanh
và 214 mã đỏ. Rổ VN30 vẫn trong tình trạng giằng co, phân hóa, 14/30 mã tăng,
13 mã giảm, khối lượng khớp lệnh tại rổ này phiên hôm nay đạt 158,4 triệu đơn vị-
giảm 11,4% so với phiên trước đó, chủ yếu tập chung ở các mã như HPG (21,9 triệu),
STB (18,3 triệu), MBB (17,9 triệu), TCB (16,4 triệu), SSI (11,1 triệu)…chỉ số
VN30 kết phiên tăng 2,64 điểm. Tính chung sàn HoSE- khối lượng giao dịch khớp lệnh
đạt 493 triệu đơn vị, giảm 13,9%, giá trị đạt khoảng 12.573,1 tỷ đồng, giảm
10,9% so với phiên trước đó-Thanh khoản đã sụt giảm 6% về khối lượng và 5,2% về
giá trị khớp lệnh so với trung bình phiên tuần trước đó. Khối ngoại tiếp tục ở
vị thế bán ròng, họ bán ròng khoảng 440 tỷ đồng, tính chung ở cả 3 sàn phiên
hôm nay. Ở chiều mua, họ tập chung mua chủ yếu VJC (38,1 tỷ), VHM (30,9 tỷ),
GAS (25,8 tỷ), VIC (15 tỷ)…đà bán mạnh tập chung ở các cổ phiếu như VNM (233,4
t ỷ), PLX (47,4 tỷ), KDH (36,2 tỷ), SSI (30,7 tỷ), DXG (29,3 tỷ)… Dù chỉ số
DowJones tăng hơn 400 điểm phiên ngày thứ 4, cùng các thị trường châu Á như
Trung Quốc, Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan đều hồi phục mạnh mẽ nhưng tâm lý nhà đầu
tư vẫn nghi ngờ và luôn sẵn sàng để bán khiên thị trường liên tục giằng co. Dự
báo, ở phiên kế tiếp, chỉ số VN-Index khả năng sẽ tiếp tục thử thách tâm lý và
sự kiên nhẫn của nhà đầu tư ở vùng 1170 điểm. Với lượng cung và thanh khoản
ngày càng giảm, sự đồng thuận của các cổ phiếu vốn hóa lớn và bluechips sẽ tạo
đà lan tỏa tích cực tới toàn thị trường chung. Tuy nhiên, chỉ số vẫn tiếp tục gặp
thách thức khi chạm ngưỡng ở vùng kháng cự phía trên, mốc 1180 điểm. Ngưỡng hỗ
trợ của chỉ số hiện ở vùng 1140 điểm. Ở phía hợp đồng phái sinh, cả 4 hợp đồng
đều tăng điểm hôm nay, hợp đồng tháng 3-VN30F2103 tăng 20 điểm, dừng ở 1182 điểm,
basic âm 12,18 điểm. Dù kết thúc ở vị thế tăng điểm nhưng biên độ co giật trong
phiên tại hợp đồng VN30F2103 khá lớn, khoảng 22 điểm, cho thấy tâm lý nhà đầu
tư vẫn ở tâm thế thận trọng chung với thị trường thời điểm hiện tại. Tổng khối
lượng hợp đồng phái sinh phiên hôm nay đạt 207,2 nghìn.
